...
VIETNAMESE VOICE IN SALEM - OREGON: February 2015

Saturday, February 28, 2015

Cờ vàng là lá cờ của dân tộc

   Cờ vàng là lá cờ của dân tộc


alt alt

 


Cờ vàng ba sọc đỏ không phải chỉ là cờ của nền Đệ nhất và Đệ nhị Cộng Hòa, mà đã có từ thời vua Thành Thái từ năm 1890 kéo dài 30 năm cho đến năm 1920. Như vậy, cờ vàng ba sọc đỏ – đã có từ 124 năm trước  


Đến thời Bảo Đại khi ông Trần Trọng Kim làm thủ tướng, cờ truyền thống nền vàng ba sọc đỏ đã được chính thức công nhận là quốc kỳ bằng sắc lệnh số 3 ngày 2/6/1948, do Thiếu Tướng Nguyễn Văn Xuân ký với tư cách thủ tướng chánh phủ lâm thời Quốc Gia Việt Nam lúc ấy
 
Cờ Việt nền vàng bắt nguồn từ truyền thống dân tộc Việt có từ thời Hai Bà Trưng, được cải tiến nhiều lần qua thời gian và cuối cùng có hình dạng nền vàng ba sọc đỏ như hiện nay. Để biểu lộ lòng yêu dân tộc và trung thành với truyền thống dân tộc Việt thì cờ của dân tộc Việt Nam phải có nền vàng. K
hông phải chỉ là cờ của một chế độ hay một thể chế chính trị nào, mà là quốc kỳ truyền thống của dân tộc Việt Nam. Khi Việt Nam bị chia đôi thành hai miền Nam Bắc, các Chính phủ Miền Nam dưới thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa, do trung thành với truyền thống dân tộc, đã dùng lá cờ vàng của dân tộc làm quốc kỳ. 

Dưới ngọn cờ biểu tượng cho chính nghĩa Tự Do này, tập thể dân quân miền Nam Việt Nam Cộng Hòa đã chiến đấu để tự vệ, chống lại cộng sản xâm lược từ miền Bắc vốn được Liên Sô và Trung Quốc đắc lực trợ giúp vũ khí và nhân sự. 
 
Việt Sử là một lịch sử tranh đấu hào hùng, dai dẳng và kiên trì cho nền tự do, độc lập của toàn dân tộc khi bị giặc Hán cai trị hàng ngàn năm, bị giặc Tây đô hộ gần 100 năm, và hiện nay đang bị giặc nội xâm cộng sản toàn trị suốt mấy chục năm qua. Qua các cuộc tranh đấu cứu nước, cờ của dân tộc, dù thay đổi tùy thời đại, luôn luôn có nền màu vàng. Người Việt hải ngoại và các chiến sĩ tự do đang đấu tranh ở quốc nội coi Cờ Vàng là biểu tượng cho cuộc tranh đấu dành lại tự do, dân chủ và độc lập cho dân tộc Việt Nam

Vì thế, cờ vàng ba sọc đỏ minh nhiên là cờ chung của cả dân tộc Việt Nam và của những người Việt Nam đang theo đuổi lý tưởng tranh đấu cho tự do dân chủ. 
 
Năm 1975, cộng sản miền Bắc đã cưỡng chiếm được Miền Nam bằng bạo lực tàn ác và những thủ đoạn chính trị gian xảo, nước Việt Nam được thống nhất dưới chế độ cộng sản độc tài hà khắc. Đảng cộng sản đã áp đặt người dân hai miền phải dùng lá cờ nền đỏ sao vàng. Nền đỏ là nền cờ của Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng như của Đảng Cộng Sản Quốc Tế (với hình búa liềm). Nó hoàn toàn không có tính dân tộc hay tình tự dân tộc. Người Việt gọi là “cờ máu” rất đúng vì cờ này được xây dựng trên máu xương của hàng triệu người dân vô tội đã chết cách hết sức oan uổng. Thật vậy, dưới lá cờ này, người dân Việt Nam đã phải hy sinh quá nhiều xương máu một cách thê thảm, phí phạm và vô ích. Những lá cờ nền đỏ của các nước cộng sản đều có nhiều nét tương tự nhau: cờ Liên Sô có một sao đỏ và hình búa liềm, cờ Trung Cộng có 1 sao lớn 4 sao nhỏ màu vàng. Lá cờ CSVN có một sao lớn màu vàng y hệt như lá cờ của tỉnh Phúc Châu Trung Quốc.  Nó chỉ có thể là cờ riêng của một chế độ CSVN, một chế độ độc tài tàn ác, đàn áp bóc lột nhân dân, tước đoạt mọi quyền của con người, kể cả quyền tự do tôn giáo và quyền căn bản nhất là quyền tự vệ trước sự đàn áp bóc lột của chế độ. Đó là một chế độ hoàn toàn ngược lại với ý chí và quyền lợi của dân chúng. Vì thế, cờ đỏ sao vàng của CSVN hoàn toàn không phải là cờ của dân tộc, trái lại, nó là lá cờ thù nghịch với dân tộc Việt Nam, thù nghịch với các tôn giáo, các tín đồ tôn giáo.
 


Không sống nổi dưới chế độ phi nhân này, trên 3 triệu người Việt đã phải vượt biên vượt biển tìm tự do, mang theo lá cờ vàng ba sọc đỏ thân yêu bắt nguồn từ truyền thống dân tộc. Kể từ đó, lá cờ này đã trở thành biểu tượng của Tự Do cho toàn thể khối người Việt tự do trên khắp thế giới. 

 
Tóm lại, qua những trình bày trên, ta thấy cờ vàng là cờ truyền thống của dân tộc Việt Nam, vì dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa đã chọn màu cờ vàng là cờ của quốc gia dân tộc. Trung thành với truyền thống đó, cờ vàng ba sọc đỏ chính là cờ truyền thống của dân tộc Việt Nam, chứ không phải của riêng một thể chế nào

Lá cờ vàng ba sọc đỏ không chỉ là cờ của  Việt Nam Cộng Hòa mà còn là cờ truyền thống của dân tộc, của lý tưởng tự do dân chủ của người Việt

 
Hiện nay, quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ không còn được chánh thức dùng bên trong nước Việt Nam, nhưng mọi người Việt Nam ở quốc nội đều biết rằng nó là lá cờ tượng trưng cho nền độc lập và tự do của Tổ Quốc, chống lại chế độ cộng sản tàn ác, phi nhân và nô lệ ngoại bang. Bên ngoài Việt Nam, nó cũng được người ngoại quốc xem là biểu tượng của phía người Việt Nam chống lại chế độ cộng sản. Không biểu tượng nào khác có thể thay thế cờ vàng ba sọc đỏ về các mặt này. 


Vậy, việc tỏ lòng tôn trọng Quốc Kỳ nền vàng ba sọc đỏ và dùng nó một cách rộng rãi ở nơi nào có người quốc gia Việt Nam là một công cuộc đóng góp lớn vào việc giải phóng đất nước khỏi ách độc tài Cộng Sản


Friday, February 27, 2015

OUR VIETNAMESE 4,000 YEARS of HISTORY
































VietSu
27. Nhà Đinh: Lớn lên ông Đinh Bộ Lĩnh chiêu mộ quân sĩ dẹp loạn. Ông đánh đâu thắng đó nên được quân dân tôn ông là Vạn Thắng Vương. Sau ông lên làm vua đóng đô ở Hoa Lư, lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng, đặt tên nước là Đại Cồ Việt.

The Dinh Dynasty: When growing up, Mr. Dinh Bo Linh drafted recruits to squash the rebellion. He won all battles and was called Van Thang Vuong. Later he ascended the throne as King Dinh Tien Hoang found Hoa Lu as the capitol, and named the country as Dai Co Viet.

La dynastie des Dinh: Durant sa jeunesse, M. Dinh Bô Linh enrôla des recrues afin d'écraser la rébellion. Il gagna toutes les batailles et on l’appela Van Thang Vuong. Plus tard, il monta sur le trône comme le roi Dinh Tiên Hoàng fonda Hoa Lu comme Capitale, et nomma le pays Dai Cô Viêt.
VietSu
28. Vua Đinh Tiên Hoàng bị tên Đỗ Thích giết chết, con là Đinh Tuệ lên ngôi lúc 6 tuổi . Quân Tống thừa cơ hội đem quân sang đánh nước ta. Các quan tôn ông Lê Hoàn lên vua, hiệu là Lê Đại Hành, chuẩn bị chống lại quân Tàu.

King Dinh Tien Hoang was killed by Do Thich. His son, Dinh Tue, ascended throne at the age of 6. Chinese Tong army took the opportunity to invade our country. The government officials raised Mr. Le Hoan to be King Le Dai Hanh, to fight back Chinese army.

Roi Dinh Tiên Hoàng fut tué par Dô Thich. Son fils, Dinh Tuê, monta sur le trône à l'âge de 6 ans. L’armée Chinoise Tông en profita pour envahir notre pays. Les représentants du gouvernement élevèrent M. Lê Hoàn au rang de roi Lê Dai Hành, pour contre-attaquer l'armée Chinoise.
VietSu
29. Vua Lê Đại Hành, nhà Tiền Lê: Năm 981, vua Lê Đại Hành chỉ huy đánh bại bộ quân Tống khiến thủy quân hoảng sợ rút về nước. Vua Lê sau đó đánh tan giặc Chiêm Thành và lo sửa sang việc nước.

Emperor Le Dai Hanh, the First Le Dinasty: In 981, King Le Dai Hanh defeated Tong ground troops. That made Tong Navy panic-stricken and withdrew back to China. Later on, King Le also defeated Chiem Thanh army and settled country affairs.

L’empereur Lê Dai Hành, La première Dynastie Lê: En 981, le roi Lê Dai Hành défit les troupes au sol Tông. Cela entraîna la panique de la Marine Tông qui se retira en Chine. Plus tard, le roi Lê vainquit aussi l'armée de Chiêm Thanh et régla les affaires du pays.
VietSu
30. Năm 1005: Vua Lê Đại Hành mất, Lê Long Đĩnh giết anh là Lê Long Việt để cướp ngôi vua. Lê Long Đĩnh là một ông vua hung ác, bạo ngược, trụy lạc còn gọi là vua Lê Ngọa Triều. Lê Long Đĩnh mất, triều thần tôn ông Lý Công Uẩn lên ngôi, hiệu là Lý Thái Tổ.

In 1005, King Le Dai Hanh died. Le Long Dinh killed his brother to usurp the throne to be King Le Ngoa Trieu. He was a cruel, brutal and debauched king. When Le Long Dinh died, the Imperial Court raised Mr. Ly Cong Uan to the throne, called King Ly Thai To.

En 1005, le roi Lê Dai Hanh mourut. Lê Long Dinh tua son frère pour usurper le trône pour devenir le roi Lê Ngoa Triêu. Ce fut un roi cruel, brutal et débauché. Quand Lê Long Dinh mourut, la cour impériale éleva M. Ly Công Uân au trône lequel fut appelé le roi Ly Thai Tô.


31. Thành Thăng Long: Lý Thái Tổ là một ông vua tốt rất chuộng đạo Phật. Trong lúc di chuyển kinh đô về Đại La Thành, ông thấy rồng vàng hiện ra nên đặt tên thành là Thăng Long, có nghĩa là rồng bay lên. Thành Thăng Long là Hà Nội bây giờ.Trong các đời vua Lý kế tiếp Khổng học và Phật học phát triển mạnh. Vua cho xây Văn miếu thờ đức Khổng Tử cùng hàng ngàn chùa chiền trong đó có chùa Một Cột nổi tiếng ở Hà Nội.
lythaito
The Ly dinasty, Thang Long capital: King Ly Thai To was a kind emperor. He was fond of Buddhism and Confucianism. While moving the imperial city to Dai La Thanh, he saw a golden dragon flying up, so he named the city Thang Long that meant Up-flying Dragon. Thang Long city becomes Ha Noi now. The King ordered to build many Buddhist temples. The famous Single-Pole Temple was one of them.

La capitale Thang Long :,La dynastie des Ly,: Le roi Ly Thai Tô fut un empereur bienveillant qui aimait le Bouddhisme. En déplaçant la cité impériale à Dai La Thành, il vit un dragon d'or s'envoler, c’est pourquoi il nomma la ville Thang Long ce signifie dragon s’élevant dans le ciel. Il fit construire beaucoup de pagode dont l’une est toujours célèbre : la pagode à un seul pilier support à Hà Nôi.
Chùa một cột xây từ thời Lý, đã được trùng tu nhiều lần

vanmieu
Văn miếu thành Thăng Long
vanmieu
Bên trong Văn miếu, nơi tổ chức các kỳ thi quan trọng thời xưa
biatiensi
Bia Tiến sĩ ghi tên các vị đổ Tiến sĩ từ 600 năm trước
32. Phạt Tống, bình Chiêm: Nhà Tống bên Tàu lại uy hiếp nước ta, vua Lý Thái Tổ sai ông Lý Thường Kiệt đem quân vây đánh Khâm châu và Ung châu. Quân ta đại thắng trở về. Sau quân Tống hợp với Chiêm Thành và Thủy Chân Lạp đánh phá nước ta. Ông Lý Thưng Kiệt lại đem quân đánh Tống, bình Chiêm giữ yên bờ cõi.

Defeating Tong, pacifying Chiem: The Chinese Tong dynasty again threatened our country. King Ly Thai To ordered Mr. Ly Thuong Kiet brought troops to besiege Kham Chau and Ung Chau. Ly Thuong Kiet gained big victory and brought troops home. Later on, Tong army incited Chiem Thanh and Thuy Chan Lap to invade our country. Mr. Ly Thuong Kiet again led our troops to defeat Tong and Chiem to safeguard our territory.

Vaincre Tông, pacifier Chiêm: La dynastie Chinoise Tông menaça de nouveau notre pays. Le roi Ly Thai Tô ordonna à M. Ly Thuong Kiêt d’amener des troupes pour assiéger Khâm Châu et Ung Châu. Ly Thuong Kiêt obtint une grande victoire et renvoya les troupes à la maison. Plus tard, l’armée de Tông incita Chiêm Thành et Thuy Chân Lap à envahir notre pays. M. Ly Thuong Kiêt de nouveau dirigea nos troupes pour vaincre Tông et Chiêm et préserver notre pays.
33. Năm 1225, nhà Lý mất ngôi: Nhà Lý truyền ngôi đến công chúa Lý Chiêu Hoàng thì bị Trần Thủ Độ lập mưu cho công chúa lấy cháu của y là Trần Cảnh. Sau Trần Thủ Độ ép công chúa nhường ngôi cho chồng.
Year 1225, the Ly lost the throne: The Ly dynasty's throne was passed to Princess Ly Chieu Hoang. Tran Thu Do arranged for his nephew, Tran Canh, to marry Princess Ly Chieu Hoang and then forced her to abdicate on her husband.
An 1225, les Ly perdirent le trône: Le trône de la dynastie Ly passa à la princesse Ly Chiêu Hoàng. Mais Trân Thu Dô s'arrangea pour que son neveu, Trân Canh, épousa la princesse Ly Chiêu Hoàng et ensuite la força à abdiquer en faveur de son mari.
34. Nhà Trần: Trần Cảnh lên ngôi, hiệu là Trần Thái Tông. Triều đình bị Trần Thủ Độ khống chế làm nhiều điều bạo ngược, tàn ác. Trần Thủ Độ tìm cách tiêu diệt dòng họ Lý, bắt dân chúng họ Lý đổi thành họ Nguyễn.
The Tran dynasty: Tran Canh ascended the throne, named Tran Thai Tong. Tran Thu Do controlled the imperial court and did brutal and cruel things. Tran Thu Do tried to wipe out the Ly lineage by forcing people to change their last name from Ly to Nguyen.
La dynastie Trân: Trân Canh monta sur le trône sous le nom de Trân Thai Tông. Trân Thu Dô contrôla la cour impériale et fit des choses brutales et cruelles. Trân Thu Dô essaya d'effacer la lignée Ly en forçant les gens à changer leur nom de famille de Ly en Nguyên.
35. Tuy nhiên đời Trần Thái Tông và các vua kế tiếp thực hiện rất nhiều cải tổ tốt đẹp trong xã hội, như đặt ra thi Tiến sĩ để chọn nhân tài giúp nước. Luật pháp cũng rất nghiêm minh, ai ăn cắp thì bị đánh bằng roi hay bị chặt tay.

Anyhow, the reign of Tran Thai Tong and following kings achieved great improvements for society such as setting up the Ph. D. examination to choose great talents to serve the country. The law was strict and just in which thieves would have be beaten with a stick or gotten fingers cut out.

Quoi qu'il en soit, le règne de Trân Thai Tông et des rois suivants réalisèrent de grandes améliorations pour la société telles que la mise en place de l'examen du doctorat pour choisir de grands talents pour servir le pays. La loi était stricte et juste en ce sens que les voleurs étaient battus avec un bâton ou les mains coupées.
36. Năm 1257: Quân Mông Cổ chiếm hết nước Tàu rồi đem quân sang đánh nước ta và chiếm được thành Thăng Long. Được ít lâu bị quân ta phản công, quân Mông Cổ thua to phải rút về nước.
Year 1257: After conquering the whole China, the Mongolian army invaded our country, and seized Thang Long capitol. Not long after that, our army launched a counter-attack; Mongolian army was defeated and withdrew back home.
Année 1257: Après la conquête de toute la Chine, l'armée Mongole envahit notre pays, et s’empara de la capitale Thang Long. Peu de temps après cet évènement, notre armée lança une contre-attaque ; l'armée Mongole fut battue et se retira chez elle.
37. Nước ta sang cầu hòa với Mông Cổ, nhưng người Mông Cổ vẫn mưu tính xâm chiếm nước ta. Vua quan nước ta hiểu được ý đồ xâm lăng của Mông Cổ nên lúc nào cũng tuyển dụng và huấn luyện quân binh, sẵn sàng chống giặc.
Even though our country asked for peace, but Mongolian still planed to conquer our country. Understanding their intention, our king and imperial officials prepared for the war by recruiting and well training our army.
Bien que notre pays ait demandé la paix, les mongols envisageaient toujours de conquérir notre pays. Comprenant leur intention, notre roi et les fonctionnaires impériaux se préparèrent pour la guerre en recrutant et formant bien notre armée.
38. Hội Nghị Diên Hồng, 1284: Đến đời Trần Nhân Tông, vua Nguyên của Mông Cổ sai thái tử Thoát Hoan đem các tướng Toa Đô và Ô Mã Nhi cùng đại quân sang đánh nước ta. Vua Nhân Tông triệu tập hội nghị Diên Hồng để hỏi ý kiến quốc dân. Các vị bô lão đều đồng thanh quyết chiến. Vì biết tôn trọng người dân, vua quan nhà Trần được dân chúng đồng thanh ủng hộ, tạo một sức mạnh chưa từng có trong lịch sử.

The Dien Hong Meeting, year 1284: In the Tran Nhan Tong reign, the Chinese Nguyen emperor ordered the crowned prince Thoat Hoan with generals Toa Do, O Ma Nhi and their great army to invade our country. King Nhan Tong summoned Hoi Nghi Dien Hong, the Dien Hoang great meeting, to survey our senior citizens’ opinions. All senior citizens agreed to fight the enemy resolutely. Having regard for the people, Tran dynasty’s kings and officials were supported to bring about a united strength, which was never equaled in our history.

La réunion de Diên Hông, 1284: Durant le règne de Trân Nhân Tông, l'empereur Chinois Nguyên ordonna au prince de la couronne Thoat Hoan d’envahir notre pays avec les généraux Toa Dô, Ô Ma Nhi et leur grande armée. Le roi Nhân Tông convoqua Hôi Nghi Diên Hông pour passer en revue les opinions de nos citoyens âgés. Tous nos citoyens âgés furent d’accord pour combattre avec détermination l’ennemi. Ayant de la considération pour le peuple, les rois de la dynastie Trân et les fonctionnaires furent soutenus pour rassembler une force unie, qui n'a jamais été égalé dans notre histoire.
39. Còn trẻ tuổi mà biết yêu nước: Trần Quốc Toản là một cậu bé con quan, vì mới 16 tuổi nên cậu không được vào dự hội nghị Diên Hồng. Cậu đứng bên ngoài, nghe nói về sự tàn ác của quân Mông Cổ và nghe tiếng dân reo hò quyết chiến, cậu bóp nát một trái cam trong tay lúc nào không hay. Trở về, cậu chiêu mộ được hơn 1000 nghĩa quân trẻ tuổi, lập thành một đội binh riêng đánh giặc giúp vua, lập được nhiều chiến công hiển hách.

The young patriot: Tran Quoc Toan, an official’s son, was only 16 years old. He wasn’t allowed to attend the Dien Hong meeting. While standing outside, hearing about the cruelty of Mongolian army and the cheering and shouting of people, he crushed an orange in his hand without noticing it. Returning home, he recruited more than 1000 righteous youths to form a militia unit of his own to fight the enemy to serve the king. His militia unit won many glorious victories.

Le jeune patriote: Trân Quôc Toan, fils d'un fonctionnaire, n'avait que 16 ans. Il ne fut pas autorisé à assister à la réunion de Diên Hông. Tandis qu’il restait à l’extérieur, entendant au sujet de la cruauté de l'armée mongole et les applaudissements et les cris des gens, il écrasa une orange dans sa main sans s'en apercevoir. De retour chez lui, il a recruta plus de 1000 jeunes justes pour former sa propre unité de milice pour combattre l'ennemi pour servir le roi. Son unité remporta de nombreuses glorieuses victoires.

40. Ngồi đan xọt mà lo việc nước: Ông Phạm Ngũ Lão là một thanh niên yêu nước, ngày ngày luyện tập võ nghệ, chờ thời cơ giúp nước. Khi quân Nguyên xâm chiếm nước ta, ông rất đỗi lo âu. Một hôm ông ngồi đan xọt bên đường thì đại quân của Hưng Đạo Vương đi đến. Ông mải mê suy nghĩ việc quân binh mà không nghe tiếng quân lính la hét dọn đường. Một người lính đến chích dáo vào đùi ông đến chảy máu mà ông vẫn chưa hay. Đức Trần Hưng Đạo thấy lạ hỏi ông về binh pháp và võ nghệ, ông đối đáp trôi chảy, nên thu nạp ông làm tướng. Sau ông đánh giặc rất giỏi lập nhiều chiến công hiển hách.

Concerning national affairs while weaving bamboo baskets: Mr. Pham Ngu Lao was a patriot. He practiced martial art everyday, waiting for an opportunity to serve the country. When Mongolian enemy invaded our country, he was very worried. One day, while he was sitting on the roadside to weave bamboo baskets, the great army of Hung Dao Vuong came. He was so occupied in thinking about military strategies that did not hear the order to stay away from the road. One soldier arrived and pierced Mr. Pham’s leg with a spear. He was bleeding without noticing it. Being surprised by this, Sir Hung Dao Vuong asked him about military strategies and martial arts, he replied fluently. Sir Hung Dao Vuong appointed him to be one of the generals. Pham Ngu Lao fought the enemy and achieved glorious victories.

S'agissant des affaires nationales tout en tressant des paniers de bambou: M. Pham Ngu Lao fut un patriote. Il pratiquait l'art martial de tous les jours, attendant une occasion de servir le pays. Lorsque l’ennemi mongol envahit notre pays, il fut très inquiet. Un jour, la grande armée de Hung Dao Vuong vînt alors qu'il était assis sur le bord du chemin pour tresser des paniers en bambou. Il était tellement occupé à penser à des stratégies militaires qu’il n’entendit pas l'ordre de rester à l'écart de la route. Un soldat arriva et transperça la jambe de M. Pham avec une lance. Il saigna sans s'en apercevoir. Surpris par cela, monsieur Hung Dao Vuong l'interrogea sur les stratégies militaires et les arts martiaux, il répondit sans hésitation. Monsieur Hung Dao Vuong l’intégra parmi les généraux. Pham Ngu Lao combattit l'ennemi et remporta de glorieuses victoires.



VietSu
41. Đức Thánh Trần Hưng Đạo: Năm 1283, quân Nguyên hùng mạnh kéo sang. Vua Nhân Tông sai Trần Hưng Đạo, Trần Bình Trọng, Trần Quang Khải, Yết Kiêu, Dã Tượng, Phạm Ngũ Lão ra chống giặc. Lúc đầu quân ta thua to rút lui khỏi thành Thăng Long. Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn soạn quyển Binh Thư Yếu Lược và bài Hịch Tướng Sĩ để huấn luyện và khuyến khích ba quân. Hưng Đạo Vương là một vị tướng tài ba được dân ta tôn làm Đức Thánh Trần Hưng Đạo.

tranhungdao
Tượng Đức Trần Hưng Đạo ở Sài gòn
Saint Tran Hung Dao: In 1283, the Mongolian Nguyen army advanced vigorously towards our country. The king Nhan Tong ordered Tran Hung Dao, Tran Binh Trong, Tran Quang Khai, Yet Kieu, Da Tuong and Pham Ngu Lao to fight the enemy. In the beginning, our army was defeated and had to withdraw from Thang Long capitol. Hung Dao Vuong wrote Binh Thu Yeu Luoc (the Resume of Military Tactics) and Bai Hich Tuong Si (The Officers Edit) to train and encourage the army. He was a genius general who was called Saint Tran Hung Dao by our people.
Saint Trân Hung Dao: En 1283, l'armée mongole Nguyên avança vigoureusement vers notre pays. Le roi Nhân Tông ordonna à Trân Hung Dao, Trân Binh Trong, Trân Quang Khai, Yêt Kiêu, Da Tuong et Pham Ngu Lao de combattre l'ennemi. Au début, notre armée fut vaincue et dût se retirer de la Capitale Thang Long. Hung Dao Vuong écrivit Binh Thu Yêu Luoc (le résumé des tactiques militaires) et Hich Tuong Si (l’édit des officiers) pour former et encourager l'armée. C'était un général génial que notre peuple appelait Saint Trân Hung Dao.

VietSu
42. Trần Nhật Duật đánh thắng Toa Đô ở trận Hàm Tử. Trần Quang Khải, Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ Lão đánh thắng thủy quân Nguyên ở trận Chương Dương. Những chiến thắng liên tiếp làm tinh thần binh sĩ dâng cao.
Later, Tran Nhat Duat defeated Toa Do at Ham Tu battle. Tran Quang Khai, Tran Quoc Toan and Pham Ngu Lao defeated Mongolian Nguyen Navy at Chuong Duong battle. The soldier's spirit rised up high.
Plus tard, Trân Nhât Duât défit Toa Dô à la bataille de Hàm Tu. Trân Quang Khai, Trân Quoc Toan et Pham Ngu Lao battirent la marine mongole de Nguyên à la bataille de Chuong Duong. L'esprit du soldat s’éleva haut.

VietSu
43. Trận Tây Kết, Hưng Đạo Vương chém đầu Toa Đô.
At Tay Ket battle, Hung Dao Vuong beheaded Toa Do.
Lors de la bataille Tây kêt, Hung Dao Vuong décapita Toa Dô.

tranhungdao
Tượng Đức Trần Hưng Đạo ở Nam định

VietSu
44. Trận Vạn Kiếp, Hưng Đạo Vương cùng các tướng đại thắng. Thái Tử Thoát Hoan phải chui vào ống đồng cho quân kéo chạy về Tàu.
At Van Kiep land battle, Hung Dao Vuong and the generals gained complete victory. The crowned prince Thoat Hoan had to hide in a copper tube to be pulled back to China by his soldiers.
Sur le champ de bataille Van Kiêp, Hung Dao Vuong et les généraux remportèrent une victoire complète. Le prince Thoat Hoan dut se cacher dans un tube en cuivre pour être ramené en Chine par ses soldats.

VietSu
45. Năm 1287, Mông Cổ xâm lăng nước Nam lần thứ hai: Vua Nguyên tức giận vì nghĩ mình là một nước lớn, bách chiến bách thắng mà lại thua trận ở nước Nam, nên sai Thoát Hoan đem đại quân sang đánh nước ta lần thứ hai. Trước thế giặc quá mạnh, vua Trần phải bỏ thành Thăng Long chạy vào Thanh Hóa.
Year 1287, the Mongolian invaded the South the 2nd time: The Mongolian Nguyen emperor was angry, since his army was strong and had won every battle, now defeated by our army. So he ordered Thoat Hoan with his army to attack our country the second time. Since the enemy army was mighty, Tran emperor had to leave Thang Long capitol to stay in Thanh Hoa.
An 1287, les mongoles envahissent le sud pour la deuxième fois: l'empereur mongol Nguyên fut en colère d’être maintenant battu par notre armée puisque son armée était forte et avait gagné chaque bataille. Alors il ordonna à Thoat Hoan d’attaquer avec son armée notre pays pour la deuxième fois. L'armée ennemie était puissante, l'empereur Trân dut quitter la capitale Thang Long pour rester à Thanh Hoa.

VietSu
46. Ông Trần Bình Trọng: Ông Trần Bình Trọng là một tướng tài. Giặc Mông Cổ bắt được ông và dụ ông đầu hàng. Ông trả lời:" Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm Vương đất Bắc". Giặc biết không khuyến dụ ông được nên đem ông ra chém.
Mr. Tran Binh Trong: Mr. Tran Binh Trong was a talented general. The Mongolian Nguyen enemy arrested him and lured him to surrender to them. He answered: “ I am rather a devil of the South country than a king of the North country”. The enemy knew that they couldn’t encourage him to surrender so they killed him.
M. Trân Binh Trong: M. Trân Binh Trong était un général talentueux. L'ennemi mongol Nguyên l’arrêta et l’incita à se rendre. Il répondit: «Je suis plutôt un diable du pays du Sud qu'un roi du pays du nord». L'ennemi savait qu'ils ne pourraient l'inciter à se rendre alors il le tua.

VietSu
47. Trận Vân Đồn trên Vịnh Hạ Long: Trần Khánh Dư cướp được thuyền lương địch làm giặc Nguyên lo sợ nhốn nháo.
The Van Don battle: Tran Khanh Du captured the enemy’s food boats causing them to be panic and terrified in Van Don water battle at Ha Long Bay.
La bataille de Van Dôn dans la baie d’Ha Long: Trân Khanh Du captura les bateaux transportant la nourriture de l'ennemi causant leur panique et terreur durant la bataille navale de Van Don dans la baie d’Ha Long.

VietSu
48. Hưng Đạo Vương giết giặc trên sông Bạch Đằng, năm 1288: Thủy quân Mông Cổ rút lui trên sông Bạch Đằng. Hưng Đạo Vương sai lấy cây nhọn bọc sắt cắm xuống lòng sông rồi dùng thuyền nhỏ dụ thuyền giặc ra đánh. Khi nước cạn, thuyền giặc mắc cọc đổ nghiêng, vỡ đắm rất nhiều. Quân ta giết giặc máu đỏ cả dòng sông. Tướng Nguyên là Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp đều bị bắt.
Hung Dao Vuong destroyed the enemy on Bach Dang river in 1288: The Mongolian Navy withdrew on Bach Dang river. Hung Dao Vuong ordered to drive sharp wood stakes with plated steel into the bed of the river then lured enemy’s ships out to battle. When the river tide was down, the enemy’s ships were stuck on sharp stakes. Many enemies’ ships were broken and sunk. Our soldiers killed so many enemies that their blood turned the river color to red. Enemy’s generals like O Ma Nhi and Phan Tiep were all arrested

tranhungdao
Hung Dao Vuong détruisit l'ennemi sur la rivière de Bach Dang en 1288: la Marine Mongole se retira sur la rivière Bach Dang. Hung Dao Vuong ordonna d’enfoncer des piquets de bois pointus plaqués en acier dans le lit de la rivière et attira les navires ennemis à la bataille. Lorsque la marée fut basse, les navires de l'ennemi furent retenus par les pieux acérés. Beaucoup des vaisseaux de l’ennemi furent détruits et coulèrent. Nos soldats tuèrent tant d'ennemis que leur sang colora la rivière en rouge. Les généraux ennemis comme ô Ma Nhi et Phan Tiêp furent tous arrêtés.

VietSu
49. Thoát Hoan nghe tin bại trận, dẫn bộ quân chạy về, bị Phạm Ngũ Lão và các tướng khác phục kích đánh tan tành. Từ đó nhà Nguyên không dám dòm ngó nước ta nữa . Dân Nam Việt lại được thanh bình xây dựng đất nước. Vua Trần Thánh Tông đề 2 câu thơ dưới đây làm kỹ niệm:
"Xã tắc hai phen bon ngựa đá
Non sông kim cổ vững âu vàng."
Thoat Hoan received the news that his navy was defeated, led his ground troops withdraw. His troops were ambushed and defeated by Pham Ngu Lao and other generals. Since then, Nguyen dynasty dared not to invade our country. The South people lived in peace and built up their country. King Tran Thanh Tong had following poem:
"For the country, the horses went to battle twice
Since that, the rivers and the mountains were stable for ever."
Thoat Hoan qui reçut la nouvelle que sa marine avait été défaite, retirera ses troupes terrestres. Ses troupes furent attirées dans des pièges et battues par Pham Ngu Lao et d’autres généraux. Depuis lors, la dynastie Nguyên n’osa plus envahir notre pays. Le peuple du Sud vécut en paix et construisit son pays. Le roi Trân Thanh Tông fit le poème suivant:
"Pour le pays, les chevaux vinrent au combat à deux reprises
Depuis ce temps, les rivières et les montagnes sont immuables à jamais."



VietSu
50. Nhà Trần mất ngôi: Nhà Trần truyền ngôi qua các đời vua Trần Anh Tông, Minh Tông, Hiến Tông, Dụ Tông, Nghệ Tông, Duệ Tông, Phế Đế, Thuận Tông. Các đi vua sau hèn yếu, thường bị quân Chiêm Thành sang đánh phải chạy bỏ kinh thành mấy lần. Đến thời Thiếu Đế thì bị Hồ Quí Ly cướp ngôi vào năm 1400. Nhà Trần làm vua được 175 năm.
The Tran dynasty installed the throne to Tran Anh Tong, Ming Tong, Hien Tong, Du Tong, Nghe Tong, Due Tong, Phe De, and Thuan Tong. The later kings were incapable, so Chiem Thanh army often attacked our country. Our king had to run away from the capitol. During Thieu De reign, Ho Qui Ly stole the throne in 1400. The Tran dynasty ruled our country for 175 years.
La dynastie de Trân perdue : La dynastie de Trân installa le trône à Trân Anh Tông, Ming Tông, Hiên Tông, Du Tông, Nghê Tông, Duê Tông, Phê Dê, et Thuân Tông. Les derniers rois furent des incapables de sorte que l'armée de Chiêm Thành attaqua souvent notre pays. Notre roi dut fuir la capitale. Hô Qui Ly vola le trône en 1400 pendant le règne de Thiêu Dê. La dynastie Trân dirigea notre pays pendant 175 ans.




history
51. Nhà Hồ, Hồ Quí Ly, năm 1400: Hồ Quí Ly là một ông vua có tài, lập nhiều cải cách cho đất nước, nhưng vì ông đã thoán ngôi nên lòng dân không phục. Nhà Hồ truyền ngôi chỉ được 2 đời thì bị nhà Minh bên Tàu đem quân đánh chiếm nước Nam.
The Ho Dynasty, Ho Qui Ly, year 1400: Ho Qui Ly was a talented king, he conducted many reforms for our country. However, since he stole the throne, people did not fully support him. The Ho dynasty held the power for 2 generations then our country was conquered by the Chinese Minh dynasty.
La dynastie des Hô, Hô Qui Ly, an 1400: Hô Qui Ly fut un roi talentueux, il mena de nombreuses réformes pour notre pays. Toutefois, comme il vola le trône, le peuple ne le soutint pas en bloc. La dynastie des Hô détint le pouvoir pendant 2 générations lorsque notre pays fut conquis par la dynastie Chinoise Minh.

history
52. Nhà Minh chiếm nước ta: Vua nhà Minh đã có ý đánh chiếm nước ta từ lâu. Viện cớ Trần Thiêm Bình, hậu duệ nhà Trần, sang Tàu cầu cứu, vua Tàu sai Trương Phụ và Mộc Thạnh đem quân sang chiếm nước ta, đặt lại nền đô hộ. Dân Nam chịu nhiều điều khốn khổ lắm. Một số người ngu dốt như Trần Thiêm Bình không chịu nghĩ đến dân đến nước. Người Tàu lúc nào cũng muốn chiếm nước ta, sang cầu cạnh họ tức là rước họ về chiếm nước ta vậy. Trần Thiêm Bình về sau bị quân Nam bắt được giết đi.
The Minh occupied Nam Viet: The Chinese Minh had the intention to conquer our country long ago. Called upon Tran Thiem Binh’s request, they brought their army to conquer and ruled our country, making our people very suffering. Tran Thiem Binh was such an idiot, who did not care for the people and the country. The Chinese always wanted to take over our country. Asking them for help was inviting them into conquer our country. Later, Tran Thiem Binh was captured and killed by the South army.
Occupation Minh du Nam Viêt: Les Chinois Minh avaient l'intention de conquérir notre pays depuis longtemps. Appelés à la demande de Trân Thiêm Binh, ils vinrent avec leur armée pour gouverner et conquérir notre pays, causant une grande souffrance à notre peuple. Trân Thiêm Binh était tellement idiot qu’il ne se souciait pas du peuple et du pays. Les Chinois ont toujours eu envie de prendre notre pays. Leur demander de l’aide était une invitation qui leur était faite à conquérir de notre pays. Plus tard, Trân Thiêm Binh fut capturé et tué par notre armée.

history
53. Năm 1407, đời Hậu Trần. Con cháu vua Trần nổi lên chống giặc Minh có Đặng Tất, Đặng Dung, Nguyễn Biểu giúp sức. Nhưng vì binh yếu thế cô, họ chỉ chống cự được có 7 năm thì bị tiêu diệt.
Year 1407: The late Tran dynasty. The Tran emperor’s descendents rebelled Minh enemy. They were supported by Dang Tat, Dang Dung and Nguyen Bieu. Since their army was not well trained and small, they fought for 7 years then were defeated.
An 1407: L’ancienne dynastie Trân. Les descendants de l'empereur Trân se rebellèrent contre l’ennemi Minh. Ils furent secondés par Dang Tât, Dang Dung et Nguyên Biêu. Comme leur armée n'était pas bien formée et petite, ils combattirent pendant 7 ans, puis furent battus.

history
54. Đồng hóa: Các quan Tàu thu bắt gái đẹp, đồ quý, sách vở của nước ta chở hết về Tàu. Họ lại bắt dân ta ăn mặc, học hành theo cách của người Tàu cốt để đồng hóa dân ta với dân Tàu.
Assimilation: Chinese officials took our beautiful girls, looted precious things and books over to China. They also forced us to follow Chinese dressing and studying to assimilate our people with the Chinese.
Assimilation: Les responsables chinois prirent nos belles filles, pillèrent nos précieux biens et livres et les emportèrent en Chine. Ils nous obligèrent aussi à s’habiller et à étudier comme les chinois pour assimiler notre peuple.

history
55. Mười năm khởi nghĩa chống giặc Minh: Năm 1418. Từ khi quân Minh cai trị nước An Nam, dân ta khổ cực trăm đường, tiếng oán than kêu ra không hết. Đất Lam Sơn có ông nông dân giàu có tên Lê Lợi. Là một người có chí lớn, ông chiêu tập hào kiệt, bạn hữu, rèn luyện binh pháp rồi nổi lên khởi nghĩa chống quân Minh suốt cả 10 năm.
Ten year of uprising against Ming enemy: Since 1418, the Chinese Ming enemy ruled the An Nam country and made our people very miserable. Le Loi was a patriotic who was a wealthy peasant from Lam Son province. He was a talented person who recruited his friends and patriotic people to form a righteous army. The army was trained for tactics, uprising and fighting for 10 long years.
Dix ans de soulèvement contre l'ennemi Ming: A partir de 1418, l'ennemi Ming chinois dirigea le pays An Nam et rendit notre peuple très misérable. Lê Loi fut un patriote qui fut aussi un paysan riche de la province de Lam Son. C'était une personne de talent qui recruta ses amis et des gens patriotiques pour former une vertueuse armée. L'armée fut entraînée pour la tactique, l'insurrection et la lutte pendant 10 longues années.

history
56. Lê Lai cứu chúa: Việc khởi nghĩa gian khổ, lắm phen thất bại, phải rút về núi Chí Linh ẩn núp 3 lần. Một lần bị giặc vây khốn, nhờ ông Lê Lai hy sinh giả làm vua mặc áo bào ra đánh. Giặc bắt giết ông Lê Lai rồi bỏ đi, vua Lê Lợi trốn thoát tiếp tục kháng chiến.
Le Lai saved his lord’s life: The resistance was very difficult. There were 3 times that the righteous army was defeated and had to retreat back to mount Chi Linh. Once the enemy besieged Le Loi. Le Lai, one of the generals, wore the king’s robe, moved out to fight with them. The enemy killed Le Lai and left; King Le Loi was saved from death.
Lê Lai sauva la vie de son seigneur: La résistance fut très difficile. Par 3 fois l'armée vertueuse fut vaincue et dut retraiter sur le mont Chi Linh. Une fois l'ennemi assiégea Lê Loi. Lê Lai, l'un des généraux, portant la robe du roi, sortit les combattre. L'ennemi tua Lê Lai et partit; Le roi Lê Loi fut sauvé de la mort.

history
57. Nguyễn Trãi khóc cha: Nguyễn Trãi là con ông Tiến sĩ Nguyễn Phi Khanh. Ông Tiến sĩ bị quân Minh bắt sang Tàu. Ông Nguyễn Trãi theo khóc tiễn cha tới ải Nam Quan. Ông Phi Khanh bảo: ''Con mau trở về lo trả thù cho cha, rửa nhục cho nước, chớ theo cha khóc lóc mà làm gì !''. Ông Nguyễn Trãi nghe lời cha, về giúp vua Lê Lợi bày mưu định kế đánh quân Nguyên, về sau ông thành một bậc đại công thần.
Mr. Nguyen Trai grieved at his father: Nguyen Trai was the son of Dr. Nguyen Phi Khanh who was arrested and led to China by Minh enemy. Nguyen Trai grievously followed his father till frontier gate Nam Quan. Dr. Nguyen Phi Khanh told his son: “ You should return home and try to revenge for your father, to wash out the insult for our country rather than grievously following me.” Mr. Nguyen Trai followed his father’s advice and returned home to serve King Le Loi. He suggested many schemes to fight the Ming enemy. Later he became a great meritorious imperial official.
M. Nguyên Trai affligé de son père: Nguyên Trai était le fils du Dr Nguyên Phi Khanh qui fut arrêté et conduit en Chine par l’ennemi Minh. Nguyên Trai douloureusement suivit son père jusqu'au poste frontière de Nam Quan. Dr Nguyên Phi Khanh dit à son fils: «Tu devras rentrer à la maison et essayer de laver l’insulte faite à notre pays plutôt que de me suivre douloureusement » M. Nguyên Trai suivi les conseils de son père et retourna à chez lui pour servir le roi Lê Loi. Il suggéra de nombreux plans pour combattre l’ennemi. Plus tard, il devint un grand fonctionnaire impérial méritant.

history
58. Lê Lợi ban quân lịnh nghiêm minh, cấm quân lính xâm phạm của dân nên được dân tình thương mến. Trận Chi Lăng, quân ta chém đầu đại tướng Liễu Thăng. Sau giặc Minh thấy quân ta quá mạnh xin hòa, rút quân về nước. Ông Nguyễn Trãi giúp vua viết bài hịch Bình Ngô Đại Cáo, bá cáo chiến thắng cho thiên hạ được biết. Bài Bình Ngô Đại Cáo trở thành một tài liệu văn chương nổi tiếng của nước ta.
Le Loi enforced strict army law, which forbid soldiers to violate people’s property, so soldiers were loved and esteemed. In battle Chi Lang, our army beheaded great general Lieu Thang. Seeing the strength of our army, the Ming dynasty requested his to stop the war and returned to China. Mr. Nguyen Trai wrote the Binh Ngo Dai Cao, reporting the victory to people. That declaration became a very famous historical document of our country.
Lê Loi fit respecter une loi militaire stricte qui interdisait aux soldats de violer les biens des gens, afin que les soldats soient aimés et estimés. Dans la bataille de Chi Lang, notre armée décapita le grand général Liêu Thang. En voyant la force de notre armée, la dynastie Minh lui demanda d’arrêter la guerre et repartit en Chine. M. Nguyên Trai écrivit le Bình Ngô Dai Cao, annonçant la victoire au peuple. Cette déclaration devint un document historique très célèbre de notre pays.

history
59. Nhà Lê, 1428: Bình Định Vương Lê Lợi lên ngôi lấy hiệu là Lê Thái Tổ. Ông sửa sang việc học hành thi cử, đặt ra luật lệ nghiêm minh. Ai làm du đảng, cờ bạc, rượu chè, bị phạt chặt ngón tay hay đánh bằng roi trượng. Các bậc tu hành đạo Lão, đạo Phật phải qua các kỳ thi sát hạch về đạo giáo.
The Le dynasty, 1428: Binh Dinh Vuong Le Loi ascended the throne, proclaimed himself Le Thai To. He reformed the education, and enforced strict law. Anyone who was a gangster, gambler or drunkard had fingers cut or was beaten with a big whip. The Lao and Buddhist monks had to pass the religious examination.
La dynastie des Lê, 1428: Bình Dinh Vuong Lê Loi monta sur le trône, se proclama Lê Thai Tô. Il réforma l'éducation et fit mettre en application une loi stricte. Quiconque était un bandit, joueur ou ivrogne avait les doigts tranchés ou était battu avec un grand fouet. Les moines Lao et bouddhistes durent passer l'examen religieux.

history
60. Nhà Lê truyền qua Thái Tông, Nhân Tông, Thánh Tông. Việc học phát triển mạnh, vua mở rộng nhà Thái học có phòng nội trú cho sinh viên giỏi . Vua hay ngâm vịnh trong hội Tao đàn. Việc võ bị cũng được sửa sang cường thịnh, cứ 3 năm có một kỳ thi võ. Vua cho soạn bộ luật Hồng Đức rất hay, hợp với tình tự dân tộc. Bộ Luật Hồng Đức được trân trọng ở nhiều quốc gia trên thế giới . Vua lại sai Ngô Sĩ Liên viết bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư gồm 15 quyển.
The Le dynasty installed the throne to Thai Tong, Nhan Tong and Thanh Tong. The education was spread and developed. Thai Hoc house was enlarged with boarding room for outstanding students. The king often chanted poems in Tao Dan group. The military training was also improved. There was a military examination every 3 years. The king ordered to write the Hong Duc law, which was suitable to our country’s human nature. The Hong Duc Law gained great respect in many countries today. The King also ordered Mr. Ngo Si Lien to do research and write the Great Viet History consisting of 15 books.
La dynastie Lê installa le trône à Thai Tông, Nhân Tông et Thanh Tông. L'éducation se répandit et se développa. La maison Thai Hoc fut agrandie avec un pensionnat pour les élèves méritants. Le roi chanta souvent des poèmes dans le groupe Tao Dàn. La formation militaire fut également améliorée. Il y eu un examen militaire tous les 3 ans. Le roi ordonna d'écrire la loi de Hông Duc adaptée à la nature humaine de notre pays. La loi de Hông Duc a acquis un grand respect dans de nombreux pays aujourd'hui. Le roi ordonna également à M. Ngô Si Liên de faire des recherches et d’écrire la grande histoire Viêt en 15 livres.



VietSu
61. Năm 1533, nhà Lê mất ngôi: Nhà Lê làm vua được 100 năm truyền đến vua Lê Chiêu Tông thì bị Mạc Đặng Dung cướp ngôi.
Year 1533, the Le lost the throne: The Le dynasty ruled our country for 100 years till King Le Chieu Tong’s reign. Then Mac Dang Dung stole the throne.
An 1533, le Lê perd le trône: la dynastie Lê gouverna notre pays pendant 100 ans jusqu'au règne du roi Lê Chiêu Tông. Alors Mac Dang Dung vola le trône.

VietSu
62. Chúa Trịnh: Nhà Mạc truyền ngôi đến Mạc Mậu Hợp thì bị Trịnh Tùng giết ở Thăng Long. Năm 1592, họ Trịnh xưng là chúa Trịnh đóng đô ở phía Bắc, chỉnh đốn quyền hành.
Lord Trinh: The Mac dynasty was installed to Mac Mau Hop then Trinh Tung killed him at Thang Long. In 1592, Mr. Trinh proclaimed himself as Lord Trinh who dwelt in the North to empowered himself.
Le seigneur Trinh: La dynastie des Mac passa à Mac Mâu Hop qui se fit tuer par Trịnh Tùng à Thang Long. En 1592, M. Trinh se proclama seigneur Trinh qui se fixa dans le nord pour se donner les pleins pouvoirs.

VietSu
63. Trịnh Nguyễn phân tranh: Mặt khác, từ năm 1558 ông Nguyễn Hoàng vào Thuận Hóa lập nghiệp, đánh chiếm thêm đất của Chiêm Thành, xưng là chúa Nguyễn ở phương Nam. Chúa Nguyễn cho dân nghèo vào khai khẩn các vùng đất mới miền Nam. Từ đó nước Nam chia làm hai, lấy sông Gianh làm ranh giới.
Trinh - Nguyen conflict: Whereas, from 1558 Mr. Nguyen Hoang moved to Thanh Hoa to make his homeland. He fought with Chiem Thanh, took some of their land and proclaimed himself as Lord Nguyen of the South. Lord Nguyen allowed poor people to develop new lands in the South. That was the time when the Viet country was divided into two parts with Gianh River as the dividing line.
Le conflit entre Trinh et Nguyên: Alors qu’à partir de 1558 M. Nguyên Hoàng déménagea à Thanh Hoa pour en faire sa patrie. Il combattit avec Chiêm Thành, prit une partie de leurs terres et se proclama Seigneur Nguyên du Sud. Le seigneur Nguyên permit aux gens pauvres de mettre en valeur de nouvelles terres dans le Sud. C’était le temps où le pays Viêt était divisé en deux parties avec la rivière Gianh comme ligne frontière.

VietSu
64. Người Tây phương sang Việt Nam buôn bán: Giữa thế kỷ 16, người Bồ Đào Nha, người Hòa Lan đến nước ta buôn bán. Sau đó người Anh, người Pháp cũng đến buôn bán với nước ta. Các giáo sĩ cũng bắt đầu vào truyền bá đạo Thiên chúa cho dân Nam.
Western people engaged in commerce with Vietnamese: In the middle of 16th century, Portugish and Holland people went over Viet Nam to do business. After that, English, French also came over to trade with our country. The missionaries also started to preach Catholicism to Vietnamese.
Les européens engagés dans le commerce avec des Viêtnamiens: Au milieu du 16ème siècle, virent d’abord au Viêt-Nam les portugais et les hollandais pour y faire des affaires puis plus tard les anglais et les français pour y faire du commerce. Les missionnaires aussi commencèrent à prêcher le catholicisme aux viêtnamiens.

VietSu
65. Sự cấm đạo: Vì đạo Thiên chúa không thờ cúng ông bà, cha mẹ, khác với nền văn hóa cổ truyền Việt Nam, nên nhiều lần bị vua chúa cho là tà đạo, ngăn cấm. Khi Pháp bắt đầu tấn công Việt Nam, sự cấm đạo càng gay gắt, nhiều khi dẫn đến dùng cực hình, giết hại người vô tội.
Religion suppression: Since Catholicism did not worship ancestors and parents, which was different from the Vietnamese traditional culture, the kings believed that Catholicism was a heresy and then forbid Catholic preaching. When French started to attack Viet Nam, the religious suppression was very intense with many cases of torturing and killing innocent people.
Répression Religieuse: Puisque le catholicisme ne pratiquait pas le culte des ancêtres et des parents, ce qui était différent de la culture traditionnelle viêtnamienne, les rois crûrent que le catholicisme était une hérésie et interdirent alors la prédication du catholicisme. Lorsque les français commencèrent à attaquer le Viêt-Nam, la répression religieuse devint très intense avec de nombreux cas de torture et tuerie de personnes innocentes.

VietSu
66. Chúa Nguyễn truyền đến đi Nguyễn Định Vương thì bị quyền thần Trương Phúc Loan chuyên quyền. Lợi dụng cơ hội, chúa Trịnh Sâm sai đại tướng Hoàng Ngũ Phúc đem quân vào đánh miền Nam.
The Nguyen reign was installed to Nguyen Dinh Vuong, and then later Truong Phuc Loan controlled the government. Taking this advantage, Lord Trinh Sam ordered his general Hoang Ngu Phuc to lead troops over to attack the South.
La couronne des Nguyên passa à Nguyên Dinh Vuong et plus tard Truong Phuc Loan contrôla le gouvernement. Prenant cet avantage, le seigneur Trinh Sâm ordonna à son général Hoàng Ngu Phuc de diriger les troupes pour attaquer le Sud.

VietSu
67. Tây Sơn dấy binh: Năm 1771, đất Tây Sơn có 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ khởi binh đánh lấy thành Qui Nhơn. Sau 3 anh em xin liên kết với chúa Trịnh rồi đem quân đánh chúa Nguyễn ở miền Nam. Cháu chúa Nguyễn là Nguyễn Ánh khởi binh đánh lại quân Tây Sơn. Nhưng sau quân Nguyễn Ánh thua to phải chạy ra Phú Quốc.
Tay Son revolution: Year 1771, there were 3 brothers Nguyen Nhac, Nguyen Lu and Nguyen Hue from Tay Son, who raised troops to seize Qui Nhon city. Later three brothers aligned with Lord Trinh to lead troops to attack and kill Lord Nguyen on the south. Lord Nguyen’s grandson was Nguyen Anh raised troops to counter-attack Tay Son army. Nguyen Anh’s army was defeated. Nguyen Anh had to retreat to Phu Quoc.
La révolution Tây Son: En l’an 1771, 3 frères Nguyên Nhac, Nguyên Huê et Nguyên Lu de Tây Son levèrent des troupes pour s'emparer de la ville de Qui Nhon. Plus tard, les trois frères s’alignèrent avec le seigneur Trinh pour diriger des troupes pour attaquer et tuer le Seigneur Nguyên au sud. Nguyên Anh, le petit-fils du seigneur Nguyên leva des troupes pour contre-attaquer l'armée de Tây Son. L’armée de Nguyên Anh fut vaincue. Nguyên Anh dut se replier à Phu Quôc.

VietSu
68. Nguyễn Ánh cầu viện Pháp, Xiêm La: Nguyễn Ánh gởi hoàng tử Cảnh cho giám mục Bá Đa Lộc sang Pháp cầu cứu. Vì Pháp giúp quân và tàu chiến, Nguyễn Ánh phải dâng cửa Hội An và đảo Côn Sơn cho người Pháp. Ngoài ra, chúa Nguyễn còn xin cầu cứu nước Xiêm La (Thái Lan). Vua Xiêm cho 20 ngàn quân và 300 chiến thuyền sang giúp, cốt để tìm lợi ích về sau.
Nguyen Anh seeking for help from French and Thai Lan: Nguyen Anh entrusted prince Canh to Bishop Joseph Georges Pigneau de Behaine to go to France and ask for help. Since French helped Lord Nguyen with troops and warships, Nguyen Anh had to give Hoi An port and Con Lon island to French. Lord Nguyen also asked for help from Xiem La (Thailand). King Xiem La sent 20 thousand soldiers and 300 warships over to help, but actually for their later interest.
Nguyên Anh cherchant de l'aide des français et de Thai Lan: Nguyên Anh confia à l'évêque Joseph Georges Pigneau de Behaine le prince Canh pour aller en France de l'aide. Pour l’aide des français avec leurs troupes et navires de guerre, le Seigneur Nguyên dut leur céder le port de Hôi An et l'île de Côn Son. Le Seigneur Nguyên demanda également l'aide de Xiêm La (Thaïlande).Le roi Xiêm La envoya 20 mille soldats et 300 navires de guerre pour l’aider, mais en réalité pour ses intérêts ultérieurs.

VietSu
69. Nguyễn Huệ phá quân Xiêm La: Quân Xiêm với 20 ngàn thủy quân tiến vào nước Nam. Nguyễn Huệ vào Gia định, nhử thủy quân Xiêm vào Mỷ tho rồi đánh một trận. Quân Xiêm đại bại tan tành, chỉ còn lại vài ngàn người phải chạy bộ về nước.
Nguyen Hue defeated Xiem La army: Nguyen Hue advanced into Gia Dinh, lured Xiem navy to My Tho then defeated them. Xiem army was destroyed, only few thousand soldiers survived to run back their country.
Nguyên Huê défit l’armée de Xiêm La: Nguyên Huê avança dans Gia Dinh, attira la marine de Xiêm à My Tho puis la vainquit. L’armée Xiêm fut détruite, seuls quelques milliers de soldats survécurent pour retourner dans leur pays.

VietSu
70. Năm 1786, họ Trịnh mất nghiệp Chúa: Họ Trịnh truyền ngôi đến thời Trịnh Khải thì suy yếu vì tranh giành quyền lợi. Nguyễn Huệ lấy cớ phù Lê diệt Trịnh đem quân đánh chiếm thành Thăng Long. Chúa Trịnh tự tử chết.
Year 1786, Trinh family lost their Lord’s authority: The authority of Trinh family, installed to Trinh Khai, was unstable due to their own competition for power. Nguyen Hue used “Supporting Le, eliminating Trinh” as the reason to lead troops to attack Thang Long capitol. Lord Trinh committed suicide.
An 1786, la famille Trinh perdit son autorité de seigneur: L'autorité de la famille Trinh, jusqu’à Trinh Khai, fut instable à cause d’une concurrence interne pour le pouvoir. Nguyên Huê pris parti de « soutenir Lê pour éliminer Trinh » comme motif pour diriger des troupes pour attaquer la capitale Thang Long. Le seigneur Trinh se suicida.



history
71. Đời vua Lê Chiêu Thống, đại tư đồ Nguyễn Hữu Chỉnh chuyên quyền làm điều trái phép. Nguyễn Huệ sai Vũ Văn Nhậm ra đánh Chỉnh. Sau Nguyễn Huệ thấy Vũ Văn Nhậm kiêu căng lại đem binh ra Bắc lần thứ 2 đánh Vũ Văn Nhậm.
In Le Chieu Thong’s reign, master Nguyen Huu Chinh abused the power to do illegal things. Nguyen Hue ordered Vu Van Nham lead troops to fight Chinh. Seeing that Vu Van Nham was arrogant, Nguyen Hue led troops to the North the second time to fight Vu Van Nham.
Sous le règne de Lê Chiêu Thông, le maître Nguyên Huu Chinh abusa du pouvoir pour faire des choses illégales. Nguyên Huê ordonna à Vu Van Nhâm de conduire des troupes pour combattre Chinh. Voyant que Vu Van Nhâm était arrogant, Nguyên Huê conduisit les troupes vers le nord la seconde fois pour combattre Vu Van Nhâm.

VuaQuangTrung
Tượng Vua Quang Trung, Bình Định

history
72. Cõng rắn cắn gà nhà: Vua Lê Chiêu Thống sợ hãi chạy qua Tàu cầu cứu. Vua Càn Long nhà Thanh sai Tôn Sĩ Nghị kéo 200 ngàn quân cùng với Hứa Thế Hanh, Sầm Nghi Đống sang đánh chiếm Thăng Long.
Inviting snake home to bite his own chicken: King Le Chieu Thong was panic-striken then ran to ask help from the Chinese. Emperor Can Long of Thanh dynasty ordered Ton Si Nghi, Hua The Hanh and Sam Nghi Dong led 200 thousand soldiers over to conquer Thang Long.
Ramener un serpent dans sa maison pour mordre son propre poulet: le roi Lê Chiêu Thông fut pris de panique et courut demander de l’aide aux chinois. L’empereur Càn Long de la dynastie Thanh ordonna à Tôn Si Nghi, Hua Thê Hanh et Sâm Nghi Dông de conduire 200000 soldats pour conquérir Thang Long.

history
73. Vua Quang Trung đại phá quân Thanh: Vua Quang Trung Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế rồi kéo đại quân ra Bắc. Vua cho quân ăn Tết trước rồi giữa đêm giao thừa chớp nhoáng tấn công giặc. Đêm mùng 3 Tết quân Tàu ở đồn Hà Hồi bị đánh quá rát phải ra đầu hàng.
Emperor Quang Trung defeated Thanh army: King Quang Trung Nguyen Hue took the throne then led his great troop to the North. The King let soldiers to celebrate early Tet then opened a lightning attack to the enemies in the Eve night. The third day of Tet, Chinese army in Ha Hoi fort was intensely attacked then surrendered.
L’empereur Quang Trung vainquit l'armée Thanh: le roi Quang Trung Nguyên Huê prit le trône et mena ensuite sa grande troupe vers le Nord. Le roi laissa ses soldats célébrer à l’avance le Têt puis déclencha une attaque éclair des ennemis dans la nuit à la veille du Têt. Le troisième jour du Têt, l'armée chinoise du fort Hà Hôi fut attaquée avec vigueur et se rendit.

history
74. Trận Ngọc Hồi: Mùng 5 Tết quân ta đánh đồn Ngọc Hồi, súng bắn ra như mưa. Vua Quang Trung cho quân khỏe mạnh khiêng ván đi trước, bộ binh theo sau. Quân ta tràn vào đồn rút dao chém giặc chết ngổn ngang, máu chảy thành sông. Hứa Thế Hanh tử trận, Sầm Nghi Đống phải treo cổ chết.
The Ngoc Hoi battle: On the fifth day of Tet, Viet army attacked Ngoc Hoi fort; guns were fired continuously from the fort out. King Quang Trung ordered strong soldiers to carry wooden boards to advance first then infantries followed. The soldiers advanced into the fort and killed enemy with big knives. Enemy’s blood ran as a river. Hua The Hanh died in the battle. Sam Nghi Dong hung himself to death.
La bataille Ngoc Hôi: Le cinquième jour du Têt, l’armée Viêt attaqua le fort Ngoc Hôi ; les canons tiraient en permanence à partir du fort. Le roi Quang Trung ordonna aux soldats vigoureux de porter des planches de bois pour avancer en premier, puis l’infanterie suivit. Les soldats avancèrent dans le fort et tuèrent l'ennemi avec de grands couteaux. Le sang de l’ennemi s’écoula comme une rivière. Hua Thê Hanh mourut dans la bataille. Sâm Nghi Dông se pendit à mort.

history
75. Tôn Sĩ Nghị đang ngủ say, nửa đêm nghe báo tin không kịp thắng yên ngựa, không mặc áo giáp bỏ đồn chạy. Quân Thanh thấy chủ tướng bỏ chạy, tranh nhau qua cầu Nhị Hà. Cầu đổ, quân Tàu té xuống sông chết đuối, thây nổi như rạ.
At night, Ton Si Nghi was heavily asleep when he received bad news. He hurrily ran away from the city, even forgot to wear his armor and put saddle on his horse. Seeing their general ran away, Thanh soldiers vied with each other to withdraw through Nhi Ha Bridge. The bridge broke, Thanh soldiers fell into the river and drowned. Their dead bodies were floating as stubble.
La nuit, Tôn Si Nghi était profondément endormi quand il reçut de mauvaises nouvelles. Il s'enfuit précipitamment de la ville, oubliant même de porter son armure et de seller son cheval. Voyant leur général s’enfuir, des soldats de Thanh rivalisèrent entre eux pour se retirer par le pont de Nhi Hà Le pont cassa et les soldats de Thanh tombèrent dans la rivière et s'y noyèrent. Leurs cadavres flottèrent comme du chaume.

history
76. Vua Quang Trung là một ông vua anh dũng, có nhiều mưu lược và cũng là một ông vua có lòng độ lượng, am hiểu việc trị nước, biết trọng nhân tài. Ông cho sứ đi cầu phong với nhà Thanh để giữ hòa khí. Mặt khác ông cho huấn luyện quân sĩ, chuẩn bị đánh nước Tàu . Tiếc thay giấc mộng chưa thành thì ông chết sớm, hưởng thọ 40 tuổi.
King Quang Trung was not only brave and clever, but also generous and understanding in ruling the country and using talented people. On one hand, he sent messengers to Thanh to confer a title and to keep peace between two countries. On the other hand, he trained his army to be ready to attack China later. What a pity that he died at the age of 40 before he could carry out his dream.

VuaQuangTrung
Tượng Vua Quang Trung, Qui Nhơn
Le roi Quang Trung ne fut pas seulement courageux et habile, mais aussi généreux et compréhensif dans le gouvernement du pays et dans l’utilisation de gens talentueux. D'une part, il envoya des messagers à Thanh pour lui conférer un titre et pour maintenir la paix entre les deux pays. D'autre part, il forma son armée pour être prêt à attaquer la Chine plus tard. Quel dommage qu’il mourut à l'âge de 40 ans avant d'avoir pu réaliser son rêve.

history
77. Giám mục Bá Đa Lộc mang hoàng tử Cảnh về Pháp mộ tàu chiến và quân đội qua giúp Nguyễn Ánh. Nguyễn Ánh mang quân đánh từ Nam ra nhiều lần chiếm được thành Qui Nhơn và thành Phú Xuân.
Bishop Pierre Joseph Georges Pigneau de Behaine went back France with prince Canh to get warships and army to help Nguyen Anh. From the south, Nguyen Anh brought his army towards north to attack many times, then seized Quy Nhon and Phu Xuan forts. L'évêque Pierre Joseph Georges Pigneau de Behaine retourna la France avec le prince Canh pour obtenir des navires de guerre et une armée pour aider Nguyên Anh. Venant du sud, Nguyên Anh mena son armée vers le nord, attaqua de nombreuses fois, puis s'empara des forts de Quy Nhon et Phu Xuân.

history
78. Trong khi các vua quan sau của nhà Tây Sơn càng ngày càng yếu kém, chúa Nguyễn càng ngày càng cường thịnh. Năm 1802, Nguyễn Ánh đánh thắng quân Tây Sơn gồm thâu cả nước.
The later kings and imperial officials of Tay Son reign were incapable, while Lord Nguyen reign was more and more settled and flourishing. In 1802, Nguyen Anh defeated Tay Son’s army to take over the whole country. Les derniers rois et fonctionnaires impériaux du règne de Tây Son furent des incapables, alors que le règne du seigneur Nguyên était de mieux en mieux assis et prospère. En 1802, Nguyên Anh vainquit l'armée de Tây Son pour prendre la possession de l'ensemble du pays.

history
79. Nhà Nguyễn, 1802- 1945: Nguyễn Ánh lên ngôi xưng là vua Gia Long, đặt tên nước là Việt Nam, đóng đô ở Huế (Phú Xuân). Nhìn chung Nguyễn Ánh là người hẹp hòi, đã cho đào mả của Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ vứt thây đi, và còn hành hạ, đánh giết tướng quân của Nguyễn Huệ. Mặt khác ông cũng giết hại công thần của chính ông. Tuy nhiên ông cũng có công trong việc khai khẩn miền Nam và cải tổ việc triều chính. Ông sai ông Nguyễn Văn Thành soạn bộ luật Gia Long gồm 22 quyển.
The Nguyen dynasty, 1802 - 1945: Nguyen Anh ascended the throne, proclaimed himself as King Gia Long, named the country Viet Nam, found Hue (Phu Xuan) as the capital. In general, Nguyen Anh was an ungenerous person, he ordered people to dig out the grave of Nguyen Nhac and the grave of Nguyen Hue to throw their corpses away. He also ordered people to torment and kill Nguyen Hue’s generals. He also killed his own meritorious officials. Anyhow, he also contributed in developing new lands in the South and reformed the imperial court affairs. He ordered Mr. Nguyen Van Thanh to write the Gia Long law, which had 22 books.
La dynastie des Nguyên, 1802 - 1945: Nguyên Anh monta sur le trône, se proclama le roi Gia Long, nomma le pays Viêt Nam, fonda Huê (Phu Xuân) comme capitale. En général, Nguyên Anh fut un homme peu généreux, il ordonna aux gens de creuser la tombe de Nguyên Nhac et la tombe de Nguyên Huê pour y jeter leurs corps. Il ordonna également aux gens de torturer et de tuer les généraux de Nguyên Huê. Il tua également ses propres fonctionnaires méritants. Quoi qu'il en soit, il contribua également au développement de nouvelles terres dans le Sud et réforma les affaires de la cour impériale. Il ordonna à M. Nguyên Van Thành d’écrire la loi de Gia Long, qui fut rédigée en 22 livres.

history
80. Năm 1820, vua Minh Mạng: Vua Minh Mạng là một ông vua siêng năng chăm lo việc nước và có nhiều cải cách. Ông đã đánh dẹp được nhiều giặc giã. Ông cũng cấm đạo Chúa, nhiều giáo sĩ và tín đồ bị giết.
Year 1820, King Minh Mang: King Minh Mang took well care of the country affairs and carried out many reforms. He put down many rising rebellions. He also suppressed Catholism and killed many priests and Catholics.
An 1820, le roi Minh Mang: le roi Minh Mang prit bien soin des affaires du pays et effectua de nombreuses réformes. Il mata de nombreux soulèvements. Il supprima également le Catholicisme et tua de nombreux prêtres et catholiques.



VietSu
81. Năm 1841, vua Thiệu Trị - Pháp bắn phá Đà Nẵng: Vua Thiệu Trị là một ông vua hiền hòa, không có nhiều cải cách. Năm 1847 có 2 tàu chiến của Pháp đậu ở Đà Nẵng, đang điều đình xin cho bỏ cấm đạo. Vì hiểu lầm là quân ta sắp tấn công, họ bắn chìm nhiều thuyền bè ta rồi bỏ chạy.

Year 1841, King Thieu Tri: King Thieu Tri was a benevolent king but he did not reform our country much. In 1847, two French warships anchored at Da Nang port to negotiate with the imperial court to have religious suppression lifted. They misunderstood that our army was going to attack them, so they started the fire sinking many of our boats then ran away.

An 1841, le roi Thiêu Tri: roi Thiêu Tri fut un roi bienveillant mais il ne réforma pas beaucoup notre pays. En 1847, deux navires de guerre français s’ancrèrent dans le port de Dà Nang pour négocier avec la cour impériale la levée de la répression religieuse. Ils comprirent de façon erronée que notre armée était sur le point de les attaquer, pour cette raison ils commencèrent à faire feu coulant beaucoup de nos bateaux et s’enfuirent.

82. Năm 1847, vua Tự Đức: Tự Đức là một ông vua học rộng, hiểu nhiều, thờ mẹ rất chí hiếu . Ông chăm lo việc vua, nhưng quan lại phần đông là những người thủ cựu, hẹp hòi. Nhiều đề nghị canh tân, cải cách của ông Nguyễn Trường Tộ và những người khác đều bị bác bỏ. Nước ta dùng chính sách bế quan tỏa cảng, không chịu giao tiếp với nước ngoài nên mất đi nhiều cơ hội quý báu mở cửa học hỏi, giao thương. Nếu vua Tự Đức có những phản ứng thích hợp, ông đã có thể đưa đất nước ta từ chỗ ngu muội, lạc hậu lên hàng phát triển, cường thịnh như là nước Nhật.
Bài đọc thêm về ông Nguyễn Trường Tộ . More reading about Mr. Nguyen Truong To

Year 1847, king Tu Duc: King Tu Duc was not only a knowledgeable and understanding king, but also a good and thankful son. Even though he worked hard, many of his imperial officials were conservative and narrow-minded. Many proposals to reform our country from Mr. Nguyen Truong To and others were rejected. Since our country applied a closed-door policy, we lost many opportunities to learn good things from other countries and to do business with them. If King Tu Duc took proper movements, he could have led our country to wealth and success.

An 1847, le roi Tu Duc: le roi Tu Duc n'était pas seulement un roi bien informé et compréhensif, mais aussi un bon et reconnaissant fils. Même s’il travaillait dur, nombre de ses fonctionnaires impériaux furent conservateurs et bornés. De nombreuses propositions pour réformer notre pays de M. Nguyên Truòng Tô et d'autres furent rejetées. Puisque notre pays appliqua une politique de fermeture, nous perdîmes de nombreuses occasions d'apprendre de bonnes choses d'autres pays et de faire des affaires avec eux. Si le roi Tu Duc avait pris de bonnes décisions de changements, il aurait pu conduire notre pays à la richesse et au succès comme le Japon.

VietSu
83. Pháp chiếm Nam kỳ: Năm 1859, Pháp đem tàu chiến tấn công Đà Nẵng rồi đánh chiếm thành Gia Định. Ông Nguyễn Tri Phương đắp thành Kỳ Hòa miệt Chí Hòa chống giặc, nhưng rồi cũng thua. Sau đó Pháp đánh tiếp và lấy được Mỹ Tho, Biên Hòa, Vĩnh Long.

VietSu

French seized the South: In 1859, the French used their warships to attack Da Nang and then seized Gia Dinh city. Mr. Nguyen Tri Phuong built Ky Hoa fort to fight back, but later defeated. French then attacked and seized My Tho, Bien Hoa and Vinh Long provinces.

Les français qui s’emparent du Sud: En 1859, les Français employèrent leurs navires de guerre pour attaquer Dà Nang et s’emparèrent de la ville de Gia Dinh. M. Nguyên Tri Phuong construit le fort de Ky Hoà pour riposter, mais fut défait plus tard. Les français attaquèrent et prirent alors My Tho, Biên Hoà et Vinh Long.

VietSu

84. Thất trận, triều đình ký hòa ước Nhâm Tuất, 1862, nhường Biên Hòa, Gia Định, Định Tường cho Pháp. Triều đình cho Pháp, Ý tự do giảng đạo và phải bồi thường thiệt hại cho 2 nước nầy. Triều đình cũng cử ông Phan Thanh Giản đi sứ nước Pháp để xin chuộc lại 3 tỉnh Nam Kỳ nhưng không thành công.

Losing the battles, the imperial court signed a peace treaty to offer Bien Hoa, Gia Dinh and Dinh Tuong provinces to the French. The imperial courts also allowed French and Italian to preach Catholicism, and also paid war indemnity to French and Italian. The imperial court sent Mr. Phan Thanh Gian to France on a mission of redeeming 3 provinces of the South, but did not succeed.

Perdant les batailles, la cour impériale signa un traité de paix pour offrir les provinces de Biên Hoà, Gia Dinh, Dinh Tuòng aux Français. L’ensemble de la cour impériale permit également aux français et aux italiens de prêcher le catholicisme, et aussi aux français et aux italiens de percevoir une indemnité de guerre. La cour impériale envoya M. Phan Thanh Gian en France pour une mission de rachat des 3 provinces du Sud, mais ne réussit pas.

85.Ông Phan Thanh Giản: Năm 1867, Pháp lại đánh tiếp chiếm 3 tỉnh Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Ông Phan Thanh Giản chống không lại, đành nộp thành rồi uống thuốc độc tự tử chết. Người Pháp kính trọng lòng trung liệt của ông đối với đất nước nên cho chôn cất ông đàng hoàng.

Mr. Phan Thanh Gian: In 1867, the French again attacked and seized 3 provinces Vinh Long, An Giang and Ha Tien. Mr. Phan Thanh Gian was defeated. He had to give up the provinces then committed suicide with poison. The French respected his loyalty to the country and carefully burried him.

M. Phan Thanh Gian: En 1867, les français attaquèrent de nouveau. M. Phan Thanh Gian fut défait. Les français prirent 3 provinces Vinh Long, An Giang et Hà Tiên. Il dut les abandonner et se suicida ensuite avec du poison. Les Français respectèrent sa loyauté envers le pays et l’enterrèrent soigneusement.

VietSu
86. Giặc giã thời Tự Đức: Dù Tự Đức là 1 ông vua chăm chỉ, nhưng giặc giã nổi lên rất nhiều vì lòng người còn nhớ nhà Lê. Thời đó có giặc Tam Đường, giặc Châu Chấu, giặc tên Phụng, giặc kinh thành, giặc Khách...

Rebellion in Tu Duc reign: Even though Tu Duc was a hard-working king, many rebellions raised up, since people still remembered the Le time. There were Tam Ðuong rebellion, Chau Chau rebellion, Phung rebellion, capital rebellion, and Chinese rebellion…

Rébellion durant le règne de Tu Duc: Même si Tu Duc était un roi qui travaillait dur, de nombreuses rébellions se déclenchèrent puisque les gens se souvenaient encore de la dynastie de Lê. Il y eu la rébellion Tam Ðuòng, la rébellion Châu Châu, la rébellion Phung, la rébellion dans la capitale et la rébellion chinoise ...

87. Năm 1873, Pháp chiếm Bắc kỳ lần thứ 1: Lợi dụng tên Đồ Phổ Nghĩa gặp cản trở trong việc buôn bán ngoài Bắc, đại úy Garnier đem tàu chiến từ Sài gòn ra tấn công thành Thăng Long. Dù vũ khí thô sơ, ông Nguyễn Tri Phương anh dũng chiến đấu giữ thành, bị thương và bị giặc bắt. Ông không chịu để giặc băng bó vết thương, nhịn ăn mà chết. Về sau đại úy Garnier bị quân ta giết chết ở cầu Ô Giấy.

Year 1873, French occupied the North the first time: Taking the advantage of the matter that Jan Dupuis was prevented to do business in the North, captain Garnier sent warships from Saigon out to the North to attack Thang Long capital. Mr. Nguyen Tri Phuong bravely fought back, but he got wounded and was arrested by the enemy. He didn’t accept the medical treatment from the enemy and starved himself till died. Later, captain Garnier was killed at Ô Giay bridge.

VietSu
Vết đạn quân Pháp bắn vào thành Hà Nội vẫn còn
An 1873, les français occupent le Nord pour la première fois: Prenant prétexte que Jean Dupuis (Dô Phô Nghia) était empêché de faire des affaires dans le Nord, le capitaine Garnier envoya des navires de guerre de Saigon au Nord pour attaquer la capitale Thang Long. M. Nguyên Tri Phuong luta courageusement, mais il fut blessé et fut arrêté par l'ennemi. Il n'accepta pas le traitement médical de l'ennemi et fit la grève de la faim jusqu’à en mourir. Plus tard, le capitaine Garnier fut tué au pont Ô Giây par notre armée.

VietSu
88. Năm 1874, Hòa ước Giáp Tuất : Triều đình Huế ký hòa ước với Pháp, Bắc kỳ được trả lại cho Việt Nam. Việt Nam cho người Pháp tự do giảng đạo và thương gia Pháp được tự do buôn bán. Nhưng sáu tỉnh Nam kỳ vẫn thuộc về nước Pháp.

Year 1874, Giap Tuat peace treaty: Hue imperial court signed the peace treaty with French that the North was returned to Vietnamese. French missionaries could freely preach and French businessmen freely did business. But six Southern provinces still belonged to France.

An 1874, le traité de paix de Giap Tuât: la cour impériale de Huê signa le traité de paix avec les français selon lequel le Nord était remis aux viêtnamiens. Les missionnaires français pourraient librement prêcher et les hommes d'affaires français faire librement des affaires. Mais six provinces du Sud appartenaient toujours à la France.

VietSu
89. Pháp chiếm Bắc kỳ lần thứ 2, tổng đốc Hoàng Diệu tự vẫn: Đổ lỗi việc giặc Khách ngăn trở người Pháp buôn bán, quân Pháp đem quân ra đánh thành Hà Nội lần thứ 2. Thành mất, quan Tổng đốc Hà Nội là Hoàng Diệu thắt cổ tự vẫn.

VietSu

The French occupied the North the second time: Blaming on the Chinese rebellion that prevented the French business on the North, French troops were sent to north to attack Ha Noi city the second time. The French occupied Ha Noi. Ha Noi province chief, Hoang Dieu, hang himself for losing the city.

Les Français occupent le Nord une seconde fois: Blâmant la rébellion chinoise qui les empêchait de faire des affaires au Nord, les français y envoyèrent leurs troupes pour attaquer Hà Nôi. Le gouverneur de la province de Hà Nôi, Hoàng Diêu se suicida en se pendant pour avoir perdu la ville de Hà Nôi.

VietSu
Một ông quan triều Nguyễn
90. Sự sai lầm của quan quân nhà Nguyễn: Trong khi các cường quốc kỹ nghệ cần mở rộng giao thương buôn bán thì vua quan nước ta u tối không biết thừa cơ mở cửa ra học hỏi, thông thương cho nước giàu dân mạnh. Nước mình lại đóng cửa cấm đoán mọi thứ, làm các nước khác có cớ để xâm lấn nước ta . Thời đại biến đổi mà mình không biết biến đổi. Trong khi Nhật Bản, Thái Lan mở cửa giao thương học hỏi, thì mình tự cho mình là văn minh, coi các nước khác là lạc hậu, mọi rợ.

The mistakes of imperial officials and generals of the Nguyen dynasty: While industrial great powers wanted to do business with out country, our kings and imperial officials didn’t take that opportunity to learn and trade for our success. We closed all ports and prohibited foreigners from doing everything, creating chances for other countries to invade ours. The world was making fast progresses but our country was not. While Japan, and Thailand opened for learning and doing business, we considered ourselves as civilized, and other countries as behind the times, and savage.


Les erreurs des fonctionnaires impériaux et les généraux de la dynastie des Nguyên: Alors que les grandes puissances industrielles voulaient faire des affaires avec le pays, nos rois et les fonctionnaires de l'Empire ne saisirent pas cette occasion d'apprendre et d'échanger pour notre succès. Nous fermâmes tous les ports et interdîmes aux étrangers de tout faire, créant des occasions pour les autres pays de nous envahir. Le monde faisait de rapides progrès, mais notre pays non. Alors que le Japon et la Thaïlande s’ouvraient pour apprendre et faire des affaires, nous nous considérions comme civilisé, et les autres pays en retard, et sauvage.

Một số hình ảnh triều Nguyễn:

Hinh Anh Lich Su

Hinh Anh Lich Su

Hinh Anh Lich Su

Hinh Anh Lich Su

Hinh Anh Lich Su

Hinh Anh Lich Su

Hinh Anh Lich Su

Hinh Anh Lich Su

Hinh Anh Lich Su

Hinh Anh Lich Su

Hinh Anh Lich Su

Quan Trieu Nguyen

Thi Sinh




Tan Khoa

           





history
91. Năm 1884: Vua quan ta không chịu mở cửa giao thương, lại thích sang Tàu cầu viện. Quân Tàu cũng sang giúp ta đánh Pháp dù rằng nước Tàu cũng đang rối ren. Sau Pháp và Tàu ký hòa ước Fournier, nước Tàu rút quân về để Pháp tiếp tục đánh chiếm nước ta.
Year 1884: Our Kings and imperial officials didn’t communicate with the world and only asked Chinese for reinforcement. The Chinese still helped us to fight against the French even though China was in disturbance itself. Later on, China and France signed the Fournier peace treaty; the Chineses withdrew their army back, letting the French continued to conquer our country.
An 1884: Nos rois et fonctionnaires de l'Empire ne communiquèrent pas avec le monde et demandèrent seulement un renfort aux chinois. Les chinois continuèrent à nous aider à combattre les français, même si la Chine était elle-même en période de troubles. Plus tard, la Chine et la France signèrent le traité de paix Fournier; les chinois retirèrent leur armée laissant les français continuer à conquérir notre pays.

history
Ông Tôn Thất Thuyết (Tài liệu: Một Thời Hoàng Tộc của Bảo Thái) 92. Vua Hàm Nghi và Hịch Cần Vương: Triều đình Huế ngày một rối ren, quyền hành ở trong tay 2 ông Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết. Năm 1885, Pháp tấn công triều đình Huế. Vua Hàm Nghi phải chạy ra Quảng Bình, ban hịch Cần Vương kêu gọi dân giúp vua chống Pháp. Triều đình không có vua phải lập vua Đồng Khánh lên ngôi.
King Ham Nghi and Can Vuong Edict: The Hue regime was more and more disordered; the power was in the hands of Mr. Nguyen Van Tuong and Mr. Ton That Thuyet. In 1885, the French attacked Hue imperial court, King Ham Nghi had to flee to Quang Binh where he proclaimed the Can Vuong Edict to call people for helping the King to fight the French. The imperial court had no king so they had to advance King Dong Khanh to the throne.
Le roi Hàm Nghi et l’édit de Cân Vuong: Le régime de Huê fut de plus en plus désorganisé, le pouvoir était entre les mains de M. Nguyên Van Tuong et M. Tôn Thât Thuyêt. En 1885, les français attaquèrent la cour impériale de Huê, le roi Hàm Nghi dut fuir à Quang Bình où il proclama l’édit de Cân Vuong pour appeler le peuple à l’aider à combattre les français. La cour impériale qui n’avait plus de roi promut au rang de roi Dông Khanh en le portant sur le trône.

history
Vua Thành Thái.
93. Năm 1887: Pháp lập quan Tổng Đốc toàn quyền ở Sài Gòn để trông coi việc cai trị ở Nam kỳ và Cao Miên, cùng với việc bảo hộ ở Bắc kỳ. Mỗi nơi có 1 viên Thống sứ đứng đầu. Người Pháp thường nhúng tay vào công việc triều đình. Họ hay ủng hộ việc lập các ông vua trẻ lên ngôi để dễ dàng thuyết phục và khuynh loát.
Year 1887: The French set up the General-Governor in Saigon to rule the South of Vietnam and Cambodia, and to dominate the north of Vietnam. Each region had a separate resident Superior. The French tried to intercept our imperial affairs and usually support very young kings so they could easily manipulate.
An 1887: Les français établirent le gouvernement général à Saigon pour gouverner le sud du Viêt-Nam et le Cambodge et en même temps pour dominer le nord du Viêt-Nam. Chaque région avait un Supérieur résident différent. Les français tentaient d'interférer dans nos affaires impériales et soutenaient le plus souvent des rois très jeunes afin qu'ils puissent facilement les manipuler.

history
Vua Đồng Khánh 94. Trong khi Pháp lo xếp đặt ở Bắc kỳ thì ở Trung kỳ đảng Cần Vương đánh phá mạnh. Vua Đồng Khánh ra mặt Bắc để chiêu dụ vua Hàm Nghi và các quan đại thần về cho yên việc đánh dẹp, nhưng các cựu thần vẫn nổi lên làm loạn. Vua Đồng Khánh phải trở về kinh.
While the French was busy with the Northern affairs, the Can Vuong party in the central attacked them. King Dong Khanh had to travel to North to persuade King Ham Nghi and high-ranking mandarins to go back but they still rebelled. King Dong Khanh had to return to the imperial court.
Tandis que les français étaient occupés avec les affaires du Nord, le parti Cân Vuong se souleva. Le roi Dông Khanh dut se rendre au Nord pour convaincre le roi Hàm Nghi et des mandarins de haut rang de ne plus se révolter mais ils continuèrent à le faire. Le roi Dông Khanh dut donc retourner à la cour impériale.

history
95. Vua Hàm Nghi bị bắt: Bị phản bội, vua Hàm Nghi bị bắt đày đi Algerie, nhiều quan quân bị Pháp giết. Tùy tướng Tôn Thất Đạm viết thư xin lỗi vua đã không làm tròn nhiệm vụ rồi tự vẫn.
King Ham Nghi was arrested: King Ham Nghi was betrayed, arrested and deported to Algerie. Many other officials and soldiers were killed by the French. Mr. Ton That Dam, one of the King’s officers, wrote a letter to apologize to King Ham Nghi then committed suicide.
Le roi Hàm Nghi fut arrêté: le roi Hàm Nghi fut trahi, arrêté et déporté en Algérie. De nombreux autres fonctionnaires et soldats furent tués par les français. M. Tôn Thât Dam, un des officiers du roi, écrivit une lettre pour présenter des excuses au roi Hàm Nghi et se suicida ensuite.

history
Vua Duy Tân.
96. Cách cai trị của người Pháp: Nam kỳ gọi là thuộc địa, coi như lãnh thổ nước Pháp. Bắc kỳ là xứ bảo hộ, quan Việt phải phục tùng quan Pháp. Trung kỳ do vua nước Nam giữ. người từ miền nầy qua miền khác phải xin phép chính phủ bảo hộ. Đây là chính sách chia để trị nhằm chia rẽ người Việt để người Pháp dễ bề cai trị. người Pháp thu nhiều thứ thuế để nuôi dưỡng quan quân bảo hộ.
French ruling: The South was a French colony, which was the same as French land. The North was a dominated land by French so Vietnamese imperial officials had to obey French mandarins. The central belonged to Vietnamese kings. Vietnamese who traveled from one region to another had to get permission from the French dominating government. This is a divided and conquered policy, which aimed to drive a wedge between Vietnamese so it would be easier for French officials to rule our people. The French set up many kinds of taxes to get money to pay for dominating officials.
La méthode de domination française : Le Sud était une colonie française, considérée comme terre française. Le Nord était une terre dominée par les français de sorte que les fonctionnaires impériaux viêtnamiens devaient obéir mandarins français. Le centre du pays appartenait aux rois viêtnamiens. Les Viêtnamiens qui voyageaient d'une région à l'autre devaient obtenir l’autorisation du gouvernement français. C’était une politique de division et de conquête ayant pour objectif d’enfoncer un coin entre viêtnamiens de sorte à permettre aux fonctionnaires français de diriger plus facilement notre peuple. Les français créèrent de nombreuses taxes pour obtenir des fonds pour payer les fonctionnaires dirigeants français.

history
97. Ông Phan Đình Phùng: Ông Phan Đình Phùng thi đỗ làm quan, có cả tài văn võ. Ông đứng đầu đảng Văn Thân, xây chiến lũy Ba Đình, tập luyện binh sĩ chống Pháp. Ông có tài tổ chức quân đội, huấn luyện binh sĩ theo lối Âu châu. người Pháp đánh dẹp nhiều năm không xong. Sau ông già bị bịnh mà mất.

history
Tượng ông Phan Đình Phùng
Mr. Phan Dinh Phung: Mr. Phan Dinh Phung was an imperial official who was both a scholar and warrior. He found Van Than party, built Ba Dinh fortification, and trained soldiers to fight the French. He was a talented general who trained the soldiers in European way. The French fought to dissolve Mr. Phan’s army in many years but failed. Mr. Phan Dinh Phung got old and died of sickness.
M. Phan Dình Phùng: M. Phan Dình Phùng fut un fonctionnaire impérial qui fut à la fois un érudit et un guerrier. Il fonda le parti Van Thân, construisit la fortification de Ba Dình et entraîna des soldats à combattre les français. C’était un général talentueux qui forma les soldats à l’européenne. Les français se battirent pendant des années sans succès pour dissoudre l'armée de M. Phan. M. Phan Dình Phùng vieillit et mourut de maladie.

history
98. Ông Nguyễn Trung Trực, anh hùng trên sông Nhật Tảo : Ông Nguyễn Trung Trực sinh quán tại Bình Định. Ông là một sĩ phu bất khuất, lãnh đạo nghĩa quân khởi nghĩa 8 năm ở vùng Nam Kỳ Lục Tỉnh. Chiến công chói lọi của ông là đốt cháy tàu Espérance trên sông Nhật Tảo, Tân An, và đánh chiếm thành Sơn Đá tại Kiên Giang. Sau kháng chiến thất bại, ông bị bắt chém tại chợ Rạch Giá năm 1868. Dân chúng chôn cất và lập đền thờ ông tại tỉnh Rạch Giá.

history
Phần mộ anh hùng Nguyễn Trung Trực tại Rạch Giá

Mr. Nguyen Trung Truc, a hero on Nhat Tao river: Mr. Nguyen Trung Truc was born in Binh Dinh. He was an indomitable scholar who led righteous armies to rebel 8 years in the six provinces of the South. His glorious victories were burning the warship Esperance on Nhat Tao river, Tan An, and occupying the Son Da rampart in Kien Giang. Later, the rebellion was defeated; Mr. Nguyen Trung Truc was arrested and beheaded at Rach Gia market in 1868.

history
Bên trong đền thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực tại Rạch Giá M. Nguyên Trung Truc, un héros de la rivière Nhât Tao: M. Nguyên Trung Truc naquit à Bình Dinh. Ce fut un érudit indomptable qui dirigea les armées rebelles pendant 8 ans dans les six provinces du Sud. Ses victoires glorieuses : la destruction par le feu du navire de guerre l'Espérance sur la rivière Nhât Tao, Tân An et l’occupation du rempart Son Da à Kiên Giang. Plus tard, la rébellion fut défaite, M. Nguyên Trung Truc fut arrêté et décapité au marché Rach Gia en 1868.

history
99. Ông Trương Công Định, anh hùng Gò Công: Ông Trương Công Định từng ở trong đội quân của Kinh Lược Sứ Nguyễn Tri Phương và đánh Pháp lập được nhiều chiến công. Ông cùng nghĩa binh xây dựng nhiều đồn lũy kiên cố ở Gò Công. Được dân chúng ủng hộ mạnh mẽ, nghĩa binh ông gây nhiều thiệt hại cho giặc. Về sau ông bị tên Huỳnh Công Tấn làm phản dẫn quân Pháp về đánh. Ông hy sinh, đền nợ nước, để lại thương tiếc cho mọi người .
Mr. Truong Cong Dinh, a hero of Go Cong: Mr. Truong used to be in the troop of the Viceroy Nguyen Tri Phuong, fighting the French many times. He was with his righteous armies to build ramparts at Go Cong. With strong support from people, he and his armies caused the enemy suffer heavy damages. Later, betrayer Huynh Cong Tan led French army to attack him. He died for the country causing great sorrow in people hearts.
M. Truong Công Dinh, un héros de Gò Công: M. Truong Công Dinh faisait partie de la troupe du vice-roi Nguyên Tri Phuong, lutant de nombreuses fois contre les français. Il érigea avec ses armées de solides forts à Gò Công. Avec appui ferme du peuple, lui et ses armées causèrent à l'ennemi de grands dommages. Plus tard, le traître Huynh Công Tân conduisit l'armée française pour l'attaquer. Il mourut pour le pays, causant une grande tristesse dans le cœur du peuple.

history
100. Ông Thiên Hộ Dương, anh hùng Đồng Tháp : Ông tên thật là Võ Duy Dương, làm chức Lãnh binh năm 1865. Ông khởi nghĩa ở miệt Đồng Tháp, Cái Bè, Mỹ Quý, Sa Đéc, gây nhiều thiệt hại cho thực dân Pháp. Sau ông bị bịnh chết, phong trào "Dân Chúng Tự Vệ" của ông từ đó cũng bị lu mờ.
Mr. Thien Ho Duong, hero of Dong Thap: Mr Thien real name was Vo Duy Duong. He was an army leader in 1865. His uprising, in Dong Thap, Cai Be, My Quy and Sa Dec, caused big loss for the French colonists. His death of illness made the “Defend Movement” in the area die out.
M Thiên Hô Duong, le héros de Dông Thap: Son vrai nom était Vo Duy Duong. Il était chef d'armée en 1865. Son soulèvement à Dông Thap, Cai Bè, My Quy et Sa Déc, occasionna une perte importante pour les colons français. Sa mort de maladie causa l’extinction du mouvement de défense dans la région.
    to be continued ....